HÙNG BIỆN: "PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI THẦY TRONG THẾ KỶ 21" - Trường THPT Bắc Hà - Đống Đa

HÙNG BIỆN: "PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI THẦY TRONG THẾ KỶ 21"

Như chúng ta đã biết  thế kỉ 21- thế kỉ

của tri thức và khoa học công nghệ, làn sóng hội nhập và phát triển luôn vận hành như một con thoi trong suốt, chính vì lẽ đó mà phẩm chất và năng lực của người thầy càng được chú ý hơn.

Về phẩm chất: đầu tiên người thầy cần phải có thế giới quan khoa học: người giáo viên là người giác ngộ CNXH gắn liền với lí tưởng nghề nghiệp trong sáng.

Lòng thương yêu học sinh: Một người thầy mà không có lòng yêu thương học sinh thì sẽ không bao giờ có bài giảng hay và cuốn hút được học trò.

Luôn là tấm gương sáng: giáo viên vừa là người thầy, vừa là bạn lớn thân thiết của học sinh. Giáo viên phải là tấm gương sáng soi chiếu vào tâm hồn tinh khôi, hồn nhiên của học sinh, giaó dục và rèn luyện thói quen tốt cho học sinh. Khi người GV có tình yêu nghề sâu sắc thì bản thân người thầy sẽ luôn tìm tòi nội dung, phương pháp giáo dục mới. Tình yêu nghề và tình yêu thương đối với học sinh là động lực mạnh mẽ giúp người thầy vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện chức năng “Kĩ sư tâm hồn ” với tinh thần trách nhiệm cao.

Về Năng lực: trước hết GV cần cótrình độ và kĩ năng nghiệp vụ:  Người thầy được đào tạo cao về trình độ học vấn. Người thầy phải không ngừng phát huy tính tự học độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạt động sư phạm cũng như biết phối hợp nhip nhàng với tập thể sư phạm nhà trường.

 Người thầy cần bắt kịp với yêu cầu đổi mới không ngừng trong nội dung và phương pháp giảng dạy. Bản thân người GV luôn luôn cần sự năng động, sáng tạo trong việc sử dụng thuần thục công nghệ thông tin; nắm vững trình độ phát triển nhân cách học sinh; kết hợp khéo léo và linh hoạt các kỹ thuật và phương pháp dạy học; kĩ năng đúc kết kinh nghiệm giáo dục của bản thân và đồng nghiệp.

Ngoài ra Người thầy không nên bằng lòng với những gì mình có. Bản thân người thầy luôn cố gắng nâng cao, vươn xa hơn về nhận thức, tiếp cận tốt hơn với các phương pháp giảng dạy. Hơn thế nữa, là những chiến sĩ thi đua trên mặt trận tư tưởng văn hóa, người thầy phải có đủ sức mạnh, ý chí, bản lĩnh và một bầu nhiệt huyết nóng để chống chọi lại những biểu hiện lệch lạc trong ngành, trong xã hội.

Sau cùng dù là ai và đang ở vị trí nào trong ngành giáo dục; Cuộc sống có khó khăn gian khổ khiến cho con người có thể thay đổi nhưng mỗi người nói chung và người thầy nói riêng rằng: đằng sau những hoa trái ngọt lành luôn thấm đẫm những giọt mồ hôi của người “vun xới”.

Sau cùng, tôi xin phép được mượn phương châm của trường ĐHSPHN để kết thúc phần hùng biện về phẩm chất và năng lực của người thầy là: “MÔ PHẠM, SÁNG TẠO VÀ CỐNG HIẾN.”

Biên tập viên

Nguyễn Huyền